Bạn có biết rằng tăng huyết áp (huyết áp cao) chính là “sát thủ số một” âm thầm gây ra hơn 9 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới?
Nghe có vẻ khủng khiếp, nhưng điều đáng sợ hơn là phần lớn người bị tăng huyết áp không hề biết mình mắc bệnh, vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy, người ta mới gọi đây là “kẻ giết người thầm lặng”.
Tại Việt Nam, theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2023:
• Có 30% người từ 30–79 tuổi bị tăng huyết áp (~14,3 triệu người).
• Trong số đó, chỉ 47% được điều trị và chỉ 13% kiểm soát được huyết áp.
• Riêng năm 2019, có tới 287.000 người chết vì bệnh tim mạch, và 60% trong số đó có liên quan đến tăng huyết áp.
Huyết áp cao có thể gây căng thẳng cho tim và làm hỏng các mạch máu nhạy cảm ở mắt và thận của chúng ta, gây chảy máu não và thậm chí khiến một số động mạch bị phồng lên và vỡ. Thực tế là THA có thể làm hỏng rất nhiều hệ thống cơ quan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, hai trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, giải thích tại sao nó là yếu tố nguy cơ gây tử vong số một trên toàn thế giới.
Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp bao gồm:
• Tuổi cao
• Di truyền
• Thừa cân hoặc béo phì
• Không hoạt động thể chất
• Chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ít rau
• Uống quá nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
• Căng thẳng kéo dài
• Ô nhiễm môi trường
Các triệu chứng khi bị huyết áp cao:
Hầu hết những người bị tăng huyết áp không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Huyết áp rất cao có thể gây ra đau đầu, mờ mắt, đau ngực và các triệu chứng khác.
Kiểm tra huyết áp là cách tốt nhất để biết bạn có bị huyết áp cao hay không. Nếu không điều trị tăng huyết áp, nó có thể gây ra các tình trạng sức khỏe khác như bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ.
Những người bị huyết áp rất cao (thường là 180/120 hoặc cao hơn) có thể gặp các triệu chứng bao gồm:
• Đau đầu dữ dội
• Chóng mặt, mờ mắt
• Đau ngực, khó thở
• Buồn nôn, lo lắng, mất phương hướng
• Chảy máu cam, tim đập loạn nhịp
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này và huyết áp cao, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Điều tuyệt vời là bạn có thể kiểm soát tăng huyết áp từ gốc bằng chính lối sống hằng ngày:






Với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.
Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Bạn có thể tham khảo bảng bên dưới.
Mục đích chính của điều trị THA là theo cá thể hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thận do tăng HA và giảm tỷ lệ tử vong bằng cách kiểm soát HA đạt mục tiêu. Mục tiêu lý tưởng ở hầu hết các trường hợp là dưới 130/80. Có thể hạ thấp hơn nữa nếu dung nạp được tùy theo cá thể hóa và bệnh đồng mắc.



Nếu bạn đang sống chung với tăng huyết áp, đừng lo — với vai trò là một Health Coach, mình luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình cải thiện chỉ số huyết áp, xây dựng lối sống lành mạnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm ngay từ hôm nay, bạn nhé!