Những người tăng cân/ béo phì có khả năng mất ngủ hoặc khó ngủ hơn so với người bình thường. Các nghiên cứu cho rằng béo phì có thể thay đổi quá trình trao đổi chất hoặc/và chu kỳ ngủ-thức từ đó khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút. Ngoài ra, có những tác động vật lý của việc mang theo trọng lượng dư thừa trên cơ thể cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Để tính xem bạn có phải là người thừa cân béo phì hay không? Mọi người hãy tính thử chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, được tính dựa trên tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao bình phương. BMI đối với người Châu Á, thì nếu BMI≥ 23 là thừa cân, 23 < BMI ≤ 24.9 – tiền béo phì, BMI > 25 – béo phì.
Sau khi tính xong BMI, giờ thì bạn xem thử nếu mình thuộc thừa cân/béo phì vậy giấc ngủ mình có ổn không hen? Mình rất vui nếu bạn để lại bình luận bên dưới về tình hình giấc ngủ và cân nặng của bạn nè! 
Những vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở người thừa cân là gì?
Nhiều tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và một trong số đó thường gặp ở những người thừa cân hoặc béo phì. Các vấn đề ở những người tăng cân béo phì ảnh hưởng đến giấc ngủ như:
Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): OSA là một rối loạn giấc ngủ trong đó đường thở bị xẹp một phần hoặc toàn bộ, gây ra tiếng ngáy to và các vấn đề về hô hấp vào ban đêm. Ở những thừa cân béo phì thường mắc chứng này, đồng thời tình trạng béo phì còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng OSA.
Giấc ngủ của những người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn này thường xuyên bị gián đoạn vì khi đường thở bị tắc, não bộ buộc phải đánh thức bạn nhiều lần trong đêm để khôi phục hơi thở. Hậu quả là giấc ngủ kém chất lượng, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một tình trạng mãn tính trong đó dịch vị từ dạ dày tràn vào thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ nóng. Những người thừa cân béo phì thường hay bị hội chứng này. Các triệu chứng của bệnh thường tồi tệ hơn khi nằm xuống, cảm giác nóng rát, khó chịu do trào ngược làm bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ thức giấc giữa đêm.
Trầm cảm: béo phì có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trầm cảm, ngược lại trầm cảm cũng dễ gây tăng cân, béo phì. Trong khi đó, những người trầm cảm thường gặp các các vấn đề về giấc ngủ hay mất ngủ chiếm đến 75%. Vì vậy, những người tăng cân/béo phì mà bị trầm cảm nữa thì giấc ngủ của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hen suyễn: Hen suyễn là một tình trạng hô hấp liên quan đến viêm đường hô hấp. Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn và trải qua các triệu chứng hen suyễn tồi tệ hơn. Nhiều bệnh nhân hen suyễn trải qua các triệu chứng vào ban đêm, dẫn đến khó khăn trong việc ngủ ngon và duy trì giấc ngủ.
Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là một rối loạn khớp được đánh dấu bởi sụn bị mòn. Thừa cân béo phì có thể gây ra thoái hóa khớp vì sự căng thẳng trọng lượng bổ sung đặt lên các khớp. Thoái khớp hóa ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bạn trằn trọc cả đêm vì những cơn đau, khó tìm được tư thế ngủ thoải mái.
Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome – RLS)
Những người tăng cân béo phì có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên cao hơn, khiến chân có cảm giác khó chịu, bồn chồn khi nằm, dẫn đến khó ngủ.
Làm thế nào bạn có thể có giấc ngủ tốt hơn khi thừa cân?
Khi thừa cân, béo phì thì bạn cần thực hành các biện pháp để hỗ trợ giấc ngủ ngon, chẳng hạn như: thiết lập lịch trình ngủ mỗi ngày, tạo một số các thói quen lành mạnh hằng ngày cũng như thói quen trước khi đi ngủ.
Tập thể dục: Tập thể dục có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người gặp rối loạn giấc ngủ. Nó cũng đã được chứng minh là giảm triệu chứng ở bệnh nhân mắc OSA, không phụ thuộc vào việc giảm cân.
Ngoài ra, nếu bạn tập thể dục ngoài trời sẽ giúp bạn tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, thúc đẩy một chu kỳ giấc ngủ-thức dậy lành mạnh.
Lựa chọn chiếc đệm/giường phù hợp với bạn: Chiếc đệm/giường phù hợp cho phép bạn căn chỉnh đúng cho cột sống và áp lực tiếp xúc cân bằng giữa cơ thể bạn và chiếc đệm. Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến loại đệm mà một người có thể cảm thấy thoải mái nhất, vì vậy hãy lựa chọn loại đệm/giường phù hợp để có giấc ngủ ngon.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhưng việc mất ngủ có thể khiến việc ăn uống lành mạnh trở nên khó khăn hơn. Thực hiện các bước để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng có thể cải thiện giấc ngủ.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu carbohydrate có thể khiến giấc ngủ của bạn không được sâu. Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng ăn trong vòng 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ cũng dẫn đến giấc ngủ kém hơn.
Tóm lại, mối quan hệ giữa giấc ngủ và cân nặng là mối quan hệ hai chiều:
• Thiếu ngủ sẽ làm bạn tăng cân do ăn nhiều hơn, ít vận động và thay đổi sở thích ăn uống, như bài viết trước mình đã chia sẻ.
• Tăng cân, béo phì cũng làm bạn khó ngủ hơn bởi những nguyên nhân trên, gây ra chu kỳ luẩn quẩn không hồi kết.
Vì vậy, cải thiện giấc ngủ và kiểm soát cân nặng là hai yếu tố cần song hành để có sức khỏe tốt hơn, tràn đầy năng lượng, bạn nhé!