Mỗi ngày, chúng ta không chỉ làm việc có 8 tiếng, mà đôi khi là 9-12 tiếng bao gồm cả làm việc tại nhà. Với lịch trình công việc dài đặc và nhiều căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ngược lại, khi thiếu ngủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kém sáng tạo và khó tập trung vào các dự án quan trọng.
Hy sinh giấc ngủ để làm việc, sau đó làm việc nhiều hơn để bù đắp cho nặng suất hay hiệu quả công việc bị tổn thất là một vòng lẩn quẩn, hôm nay hãy cùng nhau đọc những mối liên hệ và hiệu suất công việc để bạn có thể suy ngẫm và chấm dứt vòng lẩn quẩn này nhé!
Làm thế nào giấc ngủ ảnh hưởng đến công việc?
Khi ngủ, mắt nhắm lại, hơi thở chậm dần và cơ bắp từ từ thư giãn. Các nơ-ron trong não chuyển sang trạng thái ngủ, bắt đầu nhiều quá trình sinh học làm mới cơ thể và tâm trí. Sự phục hồi mà giấc ngủ mang lại rất quan trọng cho hệ tim mạch, hệ miễn dịch, khả năng tư duy sáng suốt, học hỏi thông tin mới và quản lý cảm xúc…
Người trưởng thành cần ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm, nhưng phần lớn mọi người sẽ ngủ ít hơn mức khuyến nghị này do nhiều nguyên nhân. Sự mệt mỏi do thiếu ngủ chắc chắn ảnh hưởng đến công việc.
Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể không hể phục hồi cũng như tái tạo lại năng lượng được, các nơ-ron não bị quá tải, suy giảm tư duy, nhận thức và sự sáng tạo. Hậu quả ngắn hạn này có thể gây rắc rối lớn trong ngày làm việc, trong khi mất ngủ kinh niên thậm chí có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn, bao gồm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, tiểu đường,… suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Những hậu quả khủng khiếp của thiếu ngủ
• Mất tập trung: Khi thiếu ngủ, bạn dễ dàng lơ là công việc, mất đi khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.
• Phản ứng chậm: Phản xạ kém có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội hoặc, trong những ngành nghề như y tế hay giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng.
• Căng thẳng và dễ cáu gắt: Thiếu ngủ không chỉ làm bạn mệt mỏi, mà còn khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng và căng thẳng với đồng nghiệp.
Đừng nghĩ rằng chỉ bản thân bạn chịu hậu quả của việc thiếu ngủ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mệt mỏi làm giảm năng suất và khiến các công ty thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi năm do những sai sót trong công việc, phản ứng chậm khi xử lý và giảm động lực làm việc. Đó là chưa tính đến các chi phí y tế phát sinh khác từ tình trạng thiếu ngủ này.
Làm sao để vừa ngủ ngon, vừa làm việc hiệu quả?
Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp bạn tối ưu hóa giấc ngủ để bứt phá trong công việc:
• Xác định ưu tiên của bạn: Đừng để công việc hay giải trí khiến bạn hy sinh giấc ngủ. Hãy hỏi bản thân: liệu những giờ thức khuya có đáng giá với sức khỏe và năng suất làm việc của bạn không?
• Trao đổi với quản lý: Nếu lịch làm việc đang khiến bạn mệt mỏi, hãy mạnh dạn thảo luận với sếp hoặc bộ phận nhân sự. Một lịch trình hợp lý không chỉ tốt cho bạn mà còn giúp công ty đạt được kết quả tốt hơn.
• Thực tế hóa kỳ vọng: Nếu không thể thay đổi lịch làm việc, hãy điều chỉnh lối sống để cân bằng giữa công việc và giấc ngủ.
• Cải thiện vệ sinh giấc ngủ: Hãy tạo không gian ngủ lý tưởng, duy trì giờ ngủ cố định, và tránh thói quen xấu ban ngày như uống cà phê quá muộn.
• Hỏi ý kiến chuyên gia: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngủ, bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ có thể đưa ra giải pháp phù hợp với bạn.
Giấc ngủ không phải là sự lãng phí thời gian, mà là khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình. Ngủ ngon không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Hãy hành động ngay hôm nay để phá vỡ vòng xoáy mệt mỏi và tìm lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bạn xứng đáng với một giấc ngủ ngon và một ngày làm việc đầy năng lượng và hiệu quả cao, bạn nhé!