Hệ Vi Sinh Vật Trong Đường Ruột

1.3K lượt xem

Đường ruột là cơ quan hết sức kỳ diệu, nó có thể hoạt động độc lập với bộ não. Thông qua một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường ruột có thể tạo ra các phản xạ mà không cần đến một mệnh lệnh từ não hay tủy sống vì vậy mà người ta còn gọi đường ruột chính là bộ não thứ hai của con người.

Trong đường ruột, có khoảng hàng nghìn các loại vi sinh vật khác nhau, bao gồm cả vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) và vi sinh vật có hại (vi khuẩn có hại). Đường ruột đạt trạng thái cân bằng lý tưởng khi số lượng vi sinh vật có lợi được duy trì ở mức 85% so với 15% vi sinh vật có hại, nếu tỷ lệ này mất cân bằng thì các vấn đề về thể chất và tinh thần bắt đầu xuất hiện, như là bị bệnh, stress, mệt mỏi,…

Vai trò của các vi sinh vật trong đường ruột:

Lợi khuẩn có vai trò tăng cường sức khỏe cho con người nhờ khả năng tổng hợp vitamin (đặc biệt là vitamin K), hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, bảo vệ ruột, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể…

Vi khuẩn có hại dễ gây ra một số vấn đề về sức khỏe như: Gây hoại tử, kích thích tạo ra các hợp chất có khả năng gây ung thư và sản xuất độc tố…

Hệ vi sinh vật đường ruột bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

  • Trẻ em sinh thường thì sẽ có nhiều lợi khuẩn hơn so với trẻ sinh mổ.
  • Chế độ ăn khác nhau ở mỗi người thì cũng giúp cho các vi sinh vật trong mỗi người khác nhau.
  • Thuốc kháng sinh: sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh để tiêu diệt những vi khuẩn có hại, đồng thời trong một số trường hợp nó còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
  • Phụ thuộc vào độ tuổi hoặc là gen di truyền…

Vậy, chúng ta có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng cách nào?

Trong giới hạn bài viết này, mình chỉ đề cập đến 2 yếu tố giúp cho đường ruột được khỏe mạnh đó là thông qua Probiotics và Prebiotics. Cả prebiotics và probiotics đều quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng đảm nhiệm các vai trò khác nhau.

Probiotics: Vi khuẩn được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống (hoặc với chất bổ sung) giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Các chủng phổ biến bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus.

Nguồn thức ăn chứa probiotic:

  • Yogurt/Kefir
  • Natto, Tempeh (món của người Nhật)
  • Kim Chi
  • Trà Kombucha
  • Sauerkraut
  • Dưa muối
  • Các thực phẩm lên men khác
  • Một số thực phẩm chức năng…

Lợi ích:

  • Giảm nguy cơ trầm cảm, gia tăng cảm giác hạnh phúc
  • Giảm cortisol (hormone gây căng thẳng)
  • Giảm cảm giác lo lắng
  • Hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh

Prebiotics: có chủ yếu trong chất xơ, được lên men trong đường ruột. Đây chính là thức ăn cho các vi sinh vật có lợi trong cơ thể người.

Nguồn thức ăn chứa prebiotic:

  • Yến mạch, quinoa,…
  • Hành tây, tỏi
  • Rau dền, rễ cây diếp xoăn, măng tây
  • Các loại trái cây, rau, đậu

Lợi ích:

  • Giảm nguy cơ béo phì, tăng cân
  • Tăng chức năng của hệ miễn dịch
  • Hỗ trợ sản xuất axit béo chuỗi ngắn, giúp tăng khả năng hấp thụ canxi và giảm căng thẳng
  • Hỗ trợ cảm giác no và hỗ trợ điều chỉnh chỉ số BMI phù hợp

Bổ sung một lượng probiotics và prebiotics thích hợp sẽ đảm bảo sự cân bằng của những lợi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột, giúp bạn khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Bông & Kompucha

Một trong những món lên men mà gia đình nhỏ của mình yêu thích đó là món trà Kombucha. Nước uống có vị chua pha chút ngọt và một xíu ga. Và thường thì mình hay bỏ thêm vào một ít trái cây như chuối, thơm, thanh long hoặc cam… để nước uống thơm vị trái cây, các bạn nhỏ của mình rất thích!

Chúc bạn có những giây phút thướng thức Kompucha thật ngon cùng với nhiều hương vị trái cây khác nhau! 

Bài này trong danh mục Thân.

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *