Đừng Bỏ Qua Các Loại Thực Vật Làm Gia Vị & Thảo Mộc

1.5K lượt xem

Không phải đến bây giờ thì con người mới sử dụng thảo mộc để chữa bệnh hay dùng thực vật làm gia vị trong các bữa ăn, mà ngày xưa ông bà tổ tiên của ta cũng đã biết dùng thực vật làm thuốc hoặc làm gia vị để làm tăng thêm hương vị của món ăn và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Các loại thảo mộc và gia vị quen thuộc phải kể đến đó là: hành, tỏi, gừng, nghệ, tiêu, bạc hà, rau ngò, húng quế, ớt, quế, kinh giới, tía tô… Danh sách kể ra thì nhiều vô kể, ngoài ra còn có các thảo dược và gia vị ở nước ngoài nữa. Nhưng đặc điểm chung của các loại thảo mộc và gia vị này là có màu sắc đậm và hương vị mạnh. Chính những yếu tố này là chất chống oxy hóa cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Nghệ:

Một trong những loại thảo mộc và gia vị lành mạnh mà mình thường xuyên sử dụng đó là: Nghệ. Nhớ ngày xưa, khi còn nhỏ, mỗi lần Nội mình kho cá hay kho thịt đều bỏ bột nghệ vào, vì vậy thức ăn lúc nào cũng vàng ươm, trông rất đẹp mắt và ăn cũng ngon miệng hơn. Nhưng hôm nào, lỡ nhà hết nghệ thế là nồi kho cá hoặc thịt đó đảm bảo dư hoặc phải ăn nhiều bữa, vì không được ngon và màu sắc không hấp dẫn nên mọi người không thích ăn. Bản thân mình, khi xưa cũng nghĩ đơn giản, nghệ thêm vào cho thức ăn đẹp mắt dễ ăn hơn thôi, nhưng sau này tìm hiểu thì cả một “vùng trời” mở ra về nghệ.

Trong nghệ, sắc tố curcumin – làm cho nó có màu vàng tươi, được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nó có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh phổi, não, các bệnh ung thư như: ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy,… giúp hồi phục nhanh sau phẫu thuật, điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp mãn tính, viêm loét đại tràng, các tình trạng viêm mãn tính khác… Ngoài ra nghệ còn là được dùng để chữa trị bệnh Alzheimer (bệnh chàm) và giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Liều lượng dùng:

Mặc dù mang lại nhiều hiệu quả cao, nhưng không phải dùng nhiều là tốt, bởi nghệ có tác dụng mạnh như thuốc. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên ăn một phần tư thìa nghệ mỗi ngày là tốt nhất.

Ăn như thế nào là tốt nhất?

Trong vòng một giờ sau khi ăn nghệ, hoạt chất curcumin xuất hiện trong máu, nhưng rất ít. Nguyên nhân là do gan đã làm việc để loại bỏ chất lạ bằng cách hòa tan chúng trong nước để bạn có thể thải ra nước tiểu. Vì thế, một trong những cách giúp hấp thụ nhiều nhất chất curcumin trong nghệ đó là thêm một ít tiêu đen khi ăn cùng, bởi trong tiêu đen có piperine – chất gây ức chế quá trình loại bỏ nghệ từ gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần thêm 1 ít tiêu đen khi ăn nghệ thì nồng độ curcumin trong máu tăng vọt lên 2000%.

Ăn nghệ tươi thì tất nhiên tốt hơn nghệ đã nấu chín. Ở mỗi dạng thì nghệ có tác dụng khác nhau: nghệ nấu chín có tác dụng bảo vệ AND tốt hơn, trong khi đó nghệ sống có tác  dụng kháng viêm cao hơn.

Với gia đình nhỏ của mình, thì hầu như món ăn nào chế biến mà cần có nghệ thì mình đều bỏ nghệ vào cả. Kể cả trà, sinh tố hoặc nước ép rau xanh, mình cũng thêm một ít. Ngoài ra, mình còn làm sữa nghệ để uống trong video lần trước mình có hướng dẫn rồi (mình sẽ để lại đường link bên dưới để mọi người tham khảo).

Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh sỏi mật thì khi ăn nghệ vào có thể gây đau, vì vậy nên hạn chế hoặc không nên dùng nếu bị bệnh này bạn nhé!

  • Ngò rí (hay còn gọi là rau mùi):

Rau ngò rí là một loại rau gia vị, giúp món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn hơn.

Tác dụng của rau ngò rí: Giảm lượng đường trong máu bằng cách kích hoạt một số enzym. Trong rau này có chứa đầy chất chống oxy hóa nên có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống ung thư, chống viêm, bảo vệ thần kinh, bảo vệ làn da khỏi bị lão hóa và tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, rau còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm huyết áp và cholesterol xấu; giảm các triệu chứng tiêu hóa khó chịu như đầy hơi, khó tiêu…

Rau ngò rí là loại gia vị được nhiều người dùng đến để bỏ vào các món canh, soup, trộn,… Có nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 20 cọng ngò rí mỗi ngày trong hai tháng, sẽ giúp giảm mức độ viêm ở người bị viêm khớp và giảm nồng độ axit đi một nửa, điều này cho thấy ăn nhiều ngò rí có thể hữu ích cho người bị bệnh gout.

  • Gừng

Gừng là một trong những gia vị được sử dụng hàng ngàn năm trong y học cổ truyền. Tác dụng của gừng cũng rất nhiều, chẳng hạn như điều trị bệnh đau đầu, đau nửa đầu, làm giảm đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt của con gái. Ngoài ra, gừng được xem là thuốc chống nôn hiệu quả khi bị say tàu xe, thời kỳ mang thai,  hóa trị liệu, xạ trị, và hậu phẫu… Làm thuốc chữa bệnh viêm khớp, hỗ trợ tiêu hóa…

Trong giới hạn bài viết này, mình chỉ giới thiệu sơ 3 loại thảo mộc/gia vị đó thôi, còn rất nhiều các loại thảo mộc/gia vị có chứa các vị thuốc khác nữa được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa và trong Ayuveda.

Các loại thảo dược hay gia vị được xem như là thuốc, nhằm kích thích tiêu hóa và chữa lành một số bệnh. Mỗi loại thảo dược hay gia vị đều có vô số lợi ích và giá thành cực kỳ rẻ so với thuốc dược phẩm. Chẳng hạn như khi điều trị bệnh đau nửa đầu, chỉ cần một phần tám thìa bột gừng cũng đạt hiệu quả tốt và nhanh như loại thuốc Sumatriptan (Imitrex) này. Ngoài ra, việc dùng các loại thảo dược/gia vị thường gây ít tác dụng phụ hơn so với việc dùng thuốc dược phẩm được kê đơn. Các loại thảo dược/gia vị khác nhau được khuyến khích dùng cho từng loại cơ thể khác nhau, theo mùa và môi trường.

Mẹ thiên nhiên luôn được mô tả là hiệu thuốc toàn diện và hào phóng nhất cho loài người chúng ta. Nếu như biết sử dụng các loại thảo mộc và gia vị làm thuốc để chữa lành thì sẽ mang lại hiệu quả tối ưu, ít tác dụng phụ và tiết kiệm. Hãy sáng tạo thêm trong căn bếp và hãy nêm gia vị vào các món ăn, thức uống để làm cho chúng được ngon hơn, hấp dẫn hơn và có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.

Bài này trong danh mục Thân.

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *