Chỉ Số Đường Huyết Thực Phẩm

414 lượt xem
Lướt sơ qua các hội nhóm về bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ), vấn đề mà mọi người thường quan tâm nhất đó là: Tôi bị bệnh ĐTĐ rồi, thì có ăn được trái cây không?
Có 1 số người sau khi biết mình mắc bệnh ĐTĐ rồi thì không ăn bất cứ một loại trái cây nào cả vì chúng ngọt, chứa đường nhiều. Điều này là hoàn toàn chưa chính xác, bởi vì mặc dù trái cây làm tăng đường huyết nhưng nó cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất khác… mà trong các thực phẩm khác không có. Vì vậy, việc lựa chọn trái cây phù hợp rất quan trọng.
Một trong những yếu tố giúp những người ĐTĐ hay những người bị tiền ĐTĐ có thể lựa chọn trái cây phù hợp là chỉ số GI (Glycemic Index) – chỉ số đường huyết của thực phẩm. Chỉ số đường huyết (GI) là thang đo xếp hạng một thực phẩm hoặc đồ uống có chứa carbohydrate dựa vào mức độ nó làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn hoặc uống. Thang đo chỉ số này từ 0 đến 100.
Thực phẩm chế biến sẵn như kẹo, bánh mì, bánh ngọt và bánh quy có GI cao, trong khi thực phẩm nguyên chất như ngũ cốc chưa tinh chế, rau không chứa tinh bột và trái cây có xu hướng có GI thấp hơn.
Thực phẩm có GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu cao hơn và nhanh hơn so với thực phẩm có GI thấp.
  • GI  55: thấp
  • 56  GI  69: trung bình
  • GI  70 : cao
Nếu lựa chọn các thực phẩm/đồ uống có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp, sẽ giúp:
🍓 Giảm nguy cơ bị tiểu đường típ 2 và những biến chứng phức tạp của bệnh ĐTĐ
🍓 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
🍓 Cảm thấy no lâu hơn
🍓 Giúp duy trì và kiểm soát cân nặng.
Với người bị bệnh ĐTĐ thì nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp hoặc trung bình, hạn chế lựa chọn những thực phẩm có chỉ số GI cao, hoặc có thể kết hợp giữa thực phẩm có GI cao và thực phẩm có chứa GI thấp để tổng lượng đường huyết của thực phẩm khi ăn vào không làm đường huyết tăng quá nhanh.
Ăn uống để kiểm soát bệnh ĐTĐ không chỉ là dựa vào chỉ số đường huyết thực phẩm GI không. Hãy nghĩ đến bức tranh toàn cảnh hơn, lựa chọn thực phẩm giàu xơ và ngũ cốc toàn phần, hạn chế chất béo bão hòa, muối và đường, theo đuổi chế độ ăn lành mạnh và lâu dài để ổn định đường huyết.
Như vậy, sau bài này, hy vọng mọi người cũng đã có thể trả lời được câu hỏi là có nên ăn hay không ăn trái cây khi bị bệnh ĐTĐ rồi hen.

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *