Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao có những đêm bạn mơ những giấc mơ sống động như thật hay chưa? Hay tại sao khi thiếu ngủ, trí nhớ và cảm xúc của bạn trở nên rối loạn? Câu trả lời nằm ở giấc ngủ REM – giai đoạn bí ẩn nhưng vô cùng quan trọng của giấc ngủ.
Hôm trước, mình đã có chia sẻ về chu kỳ giấc ngủ bao gồm các giai đoạn NREM và REM, hôm nay mình muốn chia sẻ kỹ hơn về giấc ngủ REM, mời bạn cùng đọc nhé! 


Giấc ngủ REM, hay còn gọi là “giấc ngủ mơ”, là một giai đoạn đặc biệt được phát hiện vào những năm 1950 khi các nhà khoa học nhận thấy đôi mắt trẻ sơ sinh di chuyển nhanh trong khi ngủ. Kể từ đó, giấc ngủ REM đã trở thành chủ đề nghiên cứu hấp dẫn vì vai trò không thể thiếu của nó trong sức khỏe thể chất và tinh thần.
Trong giai đoạn này, não hoạt động mạnh mẽ, nhịp tim tăng, hơi thở trở nên không đều và cơ thể gần như hoàn toàn thả lỏng, ngoại trừ đôi mắt chuyển động nhanh. Sự kết hợp này tạo ra một trạng thái vừa giống như tỉnh táo vừa hoàn toàn chìm sâu trong giấc ngủ.





Điều thú vị là không chỉ con người mà cả nhiều loài động vật như mèo, chim, thậm chí là rồng cũng trải qua giấc ngủ REM – mỗi loài lại thể hiện những đặc điểm riêng biệt.

Bạn bước vào giấc ngủ REM lần đầu sau 60-90 phút kể từ khi bắt đầu ngủ. Một chu kỳ giấc ngủ đầy đủ gồm bốn giai đoạn:




Mỗi chu kỳ kéo dài từ 90-120 phút và lặp lại nhiều lần suốt đêm. Thời lượng giấc ngủ REM tăng dần vào nửa sau của đêm.


Phần lớn giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ REM. Đây là lúc não xử lý các cảm xúc và ký ức trong ngày, giúp bạn ổn định tâm lý và cảm thấy tươi mới vào ngày hôm sau.

Giấc ngủ REM giúp não phân loại, lưu giữ và loại bỏ thông tin không cần thiết. Điều này không chỉ cải thiện khả năng học tập mà còn duy trì trí nhớ lâu dài.

Trẻ sơ sinh dành tới 8 giờ mỗi ngày trong giấc ngủ REM để hỗ trợ sự phát triển não bộ vượt bậc trong giai đoạn đầu đời.

Giai đoạn REM kích hoạt hệ thần kinh trung ương, chuẩn bị cơ thể bạn sẵn sàng cho ngày mới.

Một số nghiên cứu cho thấy giấc ngủ REM có liên quan đến khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trong giai đoạn này, não có thể kết nối các ý tưởng khác nhau, giúp bạn tìm ra những giải pháp mới mẻ.

Thiếu giấc ngủ REM có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:
• Suy giảm trí nhớ.
• Khó kiểm soát cảm xúc, dễ căng thẳng.
• Hiệu suất làm việc giảm sút.
Về lâu dài, thiếu ngủ (bao gồm cả giấc ngủ REM) có liên quan đến các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, trầm cảm và bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu giấc ngủ REM có thể làm giảm khả năng học hỏi và thích nghi. Khi giấc ngủ không đủ, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

• Rối loạn hành vi REM (RBD): Người mắc có thể hành động theo giấc mơ, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
• Chứng ngủ rũ (Narcolepsy): Gây buồn ngủ ban ngày cực độ, đôi khi kèm mất kiểm soát cơ bắp.
• Rối loạn ác mộng: Những cơn ác mộng tái diễn thường xuyên, ảnh hưởng đến tâm lý.
• Ngưng thở khi ngủ: Làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, giảm thời gian giấc ngủ REM.
Các rối loạn này không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Việc nhận diện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Do đó, nếu bạn đang gặp các vấn đề về giấc ngủ thì hãy có thể nhờ sự hỗ trợ của Bác sĩ, các Chuyên gia, hoặc Huấn luyện viên sức khỏe, … để cải thiện giấc ngủ của mình, bạn hen! 



