Tại Sao Chúng Ta Thường Cảm Thấy Buồn Ngủ Sau Khi Ăn?

80 lượt xem
Bạn có bao giờ cảm thấy khá buồn ngủ sau khi ăn xong không? Chúng ta đã từng nghe câu: “căng da bụng, chùng da mắt” cũng được xem là hiện tượng sau khi ăn no, ta thường có cảm giác buồn ngủ. Nhưng liệu điều này là tự nhiên hay có sự giải thích nào hợp lý không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé ạ! 🫶
Hiện tượng buồn ngủ sau ăn có tên tiếng anh là “Postprandial Somnolence” là một thuật ngữ khoa học dùng để mô tả cảm giác buồn ngủ xảy ra sau khi ăn. Hiện tượng này thường phổ biến vào đầu giờ chiều, sau bữa ăn trưa.
🟣 Các nghiên cứu đã tiết lộ một số quá trình sinh học góp phần gây buồn ngủ sau bữa ăn, bao gồm:
🌱 Nhịp sinh học: nhịp sinh học là những biến động tự nhiên về nhiệt độ cơ thể, hormone, sự trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác hoạt động theo đồng hồ 24 giờ. Vào đầu giờ chiều, các tín hiệu sinh học thúc đẩy sự tỉnh táo có xu hướng giảm, điều này có thể dẫn đến buồn ngủ sau bữa trưa.
🌱 Cơn buồn ngủ (hay còn gọi là áp lực ngủ): bạn thức càng lâu thì ham muốn ngủ càng tăng. Vì vậy, bạn sẽ thường cảm thấy buốn ngủ sau bữa ăn chiều hoặc tối hơn so với sau bữa ăn sáng.
🌱 Hormone: Ăn uống làm giảm các hormone tỉnh táo và tăng các hormone thúc đẩy cảm giác buồn ngủ như serotonin và melatonin.
🌱 Cytokine: Cytokine là protein đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch và viêm của cơ thể – và chúng cũng có liên quan đến cảm giác mệt mỏi. Nếu bữa ăn nhiều năng lượng calo thì cytokine cũng sẽ tăng lên, góp phần vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ.
🟣 Một số thực phẩm cũng khiến ta dễ buồn ngủ hơn sau khi ăn:
🍔 Thực phẩm giàu chất béo: bữa ăn có nhiều chất béo cũng gây ra cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là các thực phẩm chất béo bão hòa như thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, khoai tây chiên, thịt chế biến sẵn,…
🍔 Thực phẩm giàu Carbohydrate: thức ăn chứa nhiều carbohydrate cũng dễ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn so với thực phẩm ít chứa carbohydrate. Các thực phẩm giàu đường và tinh bột qua chế biến, như bánh mì trắng hay nước ngọt, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu và dẫn đến mệt mỏi.
Trong các dịp lễ, tiệc tùng bữa ăn thường rất nhiều món, thịnh soạn có nhiều thực phẩm giàu chất béo và carbohydrate sẽ khiến bạn cảm thấy mắt nặng trĩu và buồn ngủ là vì vậy.
🟣 Thói quen ngủ và sức khỏe cũng có thể khiến bạn dễ buồn ngủ:
🍁 Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ có thể khiến buồn ngủ ban ngày trở nên nghiêm trọng hơn.
🍁 Các vấn đề sức khỏe khác như thiếu máu, tiểu đường, hoặc căng thẳng tâm lý cũng có thể liên quan.
🍁 Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn là “chim sơn ca” – tức người dậy sớm, thì bạn có nhiều khả năng buồn ngủ sau giờ ăn trưa hơn so với “cú đêm” – là những người thức khuya và dậy muộn vào sáng hôm sau.
🔑 Vậy làm thế nào để giảm tình trạng mệt mỏi sau khi ăn? Sau đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
🌾 Ưu tiên giấc ngủ: Tình trạng buồn ngủ sau bữa ăn có thể trở nên tồi tệ hơn đáng kể nếu bạn không ngủ đủ giấc, vì vậy điều quan trọng là phải ưu tiên có một giấc ngủ ngon mỗi đêm.
🌾 Ăn uống lành mạnh: ăn nhiều các loại rau, trái cây, hoa quả,.. và hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, thức ăn nhiều tinh bột, đường,.. thực phẩm chế biến sẵn,… Không nên quá no.
🌾 Tận dụng ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò là tín hiệu sinh học quan trọng, vì vậy đi dạo dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng rất tốt để điều hòa nhịp sinh học cho cơ thể của mình, giúp giảm hoặc tránh mệt mỏi sau bữa ăn.
🌾 Tập thể dục đều đặn, mỗi ngày 30 phút hoặc 150 phút/tuần sẽ giúp tăng năng lượng và ngăn ngừa mệt mỏi.
🌾 Uống đủ nước: uống đủ nước suốt cả ngày sẽ cải thiện sự tỉnh táo và tránh buồn ngủ giữa ngày hiệu quả.
🌾 Uống một tách cà phê hoặc trà: Nếu bạn muốn tránh buồn ngủ sau bữa trưa, hãy cân nhắc việc nhấm nháp đồ uống có chứa caffein. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, hãy đảm bảo tránh dùng caffeine ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ.
👉👉👉 Buồn ngủ sau bữa ăn là điều bình thường. Nhưng tình trạng buồn ngủ sau bữa ăn thường xuyên làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn hoặc có thể quá mức bao gồm các triệu chứng buồn nôn, sương mù não và chóng mặt… thì bạn nên gặp Bác sĩ hoặc các Chuyên gia để kiểm tra và tư vấn bạn nhé!

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *