Cách Chế Biến Đậu Đúng Cách

852 lượt xem

Nếu bạn đang tìm kiếm cách bổ sung thêm protein có nguồn gốc từ thực vật vào chế độ ăn của mình thì đậu là nguồn cung cấp protein tuyệt vời thay thế lành mạnh cho thịt. Các loại đậu thơm ngon chứa đầy sắt, magie, kali, vitamin B và chất xơ.

Lựa chọn đậu:

  • Các loại đậu tươi theo mùa và theo từng vùng địa phương.
  • Đâu khô: tiết kiệm chi phí hơn, tự nhiên, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường.
  • Nếu đậu đóng hộp: thì nên lựa chọn loại không có chất bảo quản hóa học, rửa kỹ trước khi dùng để loại bỏ lượng natri dư thừa.

Cách nấu đậu khô:                                                                

  • Rửa sạch đậu, loại bỏ các hạt bị teo, sâu, mọt,…
  • Ngâm đậu với nước khoảng 7 giờ hoặc qua đêm, đậu cỡ nhỏ và vừa có thể cần ít thời gian ngâm hơn (khoảng 2-4 giờ là đủ). Việc ngâm đậu sẽ giúp loại bỏ các hợp chất kháng dinh dưỡng, loại bỏ các bụi bẩn, và giúp rút ngắn thời gian nấu.

Lưu ý: nếu bạn quên ngâm đậu trước, thì có thể đun sôi đậu và nước, tắt lửa, đậy nắp nồi và để ngâm trong 1 giờ.

  • Xả, rửa sạch đậu và loại bỏ nước ngâm.
  • Khi nấu đậu, cần vớt hết bọt.
  • Đậy nắp, ban đầu cần tăng nhiệt độ để nước và đậu sôi lên, sau đó giảm dần nhiệt độ, đun nhỏ lửa.
  • Khoảng 30 phút sau, kiểm tra đậu đã chín mềm hay chưa.
  • Khoảng 10 phút trước khi kết thúc thời gian nấu thì nên bỏ thêm 1 muỗng café muối.

Bảng tham khảo thời gian nấu đậu khô:

 

Tên các loại đậu Thời gian nấu
Đậu đen 60-90 phút
Đậu mắt đen 60 phút
Đậu thận 60-90 phút
Đậu gà 120-180 phút
Đậu lăng 30-45 phút
Đậu Hà Lan 45-60 phút
Đậu trắng 60-90 phút
Đậu đỏ 60-90 phút
Đậu ngự 60-90 phút
Đậu xanh 30-45 phút
Đậu cúc 90 phút
Đậu Navy 60-90 phút

Cách để tiêu hóa đậu dễ dàng hơn:

Có một số người sẽ gặp vấn đề về việc tiêu hóa đậu, chẳng hạn như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,… hoặc là những người có hệ tiêu hóa kém thì rất khó hấp thụ được protein từ các loại đậu này. Sau đây là một số cách để có thể tiêu hóa đậu dễ dàng hơn, tránh việc đầy hơi hay khó tiêu, mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngâm cho đến khi đậu nảy mầm, các loại đậu nảy mầm sẽ tăng cường chất chống oxy hóa, axit amin và vitamin B. Ngoài ra, chúng cũng giảm các chất kháng dinh dưỡng có trong các loại đậu.
  • Có thể dùng nối áp suất để nấu đậu, như vậy đậu sẽ chín nhanh hơn và nhưng đồng thời cũng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Khi ăn, cần ăn chậm, nhai thật kỹ để quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.
  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên cho ăn các loại đậu, vì chưa phát triển enzym dạ dày để tiêu hóa chúng.
  • Các loại đậu nhỏ như đậu hà lan, đậu xanh, đậu lăng dễ tiêu hóa hơn so với các loại đậu to như đậu thận, đậu đen, đậu ngự,… Nếu hệ tiêu hóa kém thì có thể ăn nhiều các loại đậu hạt nhỏ, hạn chế ăn các loại đậu lớn.
  • Khi kết hợp với rau xanh hoặc rong biển, thì quá trình tiêu hóa đậu sẽ dễ dàng hơn.
  • Trước khi kết thúc quá trình nấu, thì có thể kết hợp thêm một số gia vị hoặc thực phẩm khác như:

+ Nêm một chút muối, miso hoặc nước tương sẽ giúp hỗ trợ cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, lưu ý: nếu cho muối vào lúc đầu thì đậu sẽ không chín.

+ Có thể thêm một chút thì là vào sẽ giúp ngăn ngừa đầy hơi, tức bụng khi ăn đậu.

+ Đổ khoảng 1 thìa dấm táo, dấm rượu,…vào sẽ giúp làm mềm đậu, bẻ vỡ các chuỗi protein và các hợp chất khó tiêu.

Chúc bạn chế biến đậu đúng cách và thưởng thức ngon miệng!

Bài này trong danh mục Thân.

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *